Tìm hiểu bệnh mãn tính không lây: Nguyên nhân và triệu chứng

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh mãn tính không lây, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của t4ghcm.

Bệnh mãn tính không lây nhiễm là gì?

Bệnh mãn tính không lây nhiễm là các bệnh lâm sàng kéo dài và không lây nhiễm từ người này sang người khác. Các bệnh này thường không có khả năng chữa trị hoàn toàn và có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Một số bệnh mãn tính không lây phổ biến như bệnh viêm khớp, bệnh phổi, bệnh đột quỵ, ung thư, tiểu đường, rối loạn tâm thần và bệnh tim.

Những bệnh mãn tính không lây nhiễm
Những bệnh mãn tính không lây nhiễm

Các bệnh mãn tính không lây

Bệnh tim:

Bệnh tim là tình trạng tim bị bất thường, gây ảnh hưởng đến khả năng bơm máu và cung cấp oxy và các dưỡng chất đến các bộ phận khác trên cơ thể. Có nhiều loại bệnh tim, bao gồm bệnh van tim, bệnh mạch vành, suy tim và bệnh nhịp tim không đều. Các triệu chứng của bệnh này thường có thể bao gồm khó thở, đau ngực, mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim bất thường và chân bị sưng tấy.

Nguyên Nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim, bao gồm:

  • Tiền sử bệnh lý gia đình và di truyền: Nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh tim, nguy cơ mắc bệnh tim của người trong gia đình đó sẽ cao hơn. Đặc biệt đối với một số bệnh có tính di truyền cao như bệnh van tim và giãn tĩnh mạch.
  • Tuổi tác: Bệnh tim thường xuất hiện ở những người cao tuổi, do các tế bào của tim đã bị tổn hao trong thời gian dài.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Khi ăn nhiều đồ ăn có cholesterol, chất béo, đường và muối có thể gây tắc động mạnh và tăng huyết áp, dẫn đến bệnh tim.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Đây là việc rất dễ dẫn đến bệnh tim. Một số thói quen thường thấy như hút thuốc lá, sử dụng nhiều cồn, ít vận động thể thao, ít ngủ và thường xuyên căng thẳng, những điều này sẽ khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Bệnh lý khác: Các bệnh như tiểu đường, thận, bệnh tăng huyết áp cũng có thể gây tổn hại đến tim, gây ra các bệnh về tim.
  • Các yếu tố môi trường: Khi môi trường xung quanh ô nhiễm, nhiều tiếng ồn và có nhiều chất độc hại cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Triệu Chứng

Triệu chứng của bệnh tim có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ tổn thương của tim. Tuy nhiên, có một số triệu chứng phổ biến của bệnh này như:

  • Đau thắt ngực hoặc khó thở: Đây là một triệu chứng phổ biến của người bị bệnh tim, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc trong những tình huống căng thẳng.
  • Mệt mỏi và khó chịu: Khi bị bệnh này, cơ thể thường có cảm giác mệt mỏi và khó chịu mà không có lý do rõ ràng.
  • Nhịp tim bất thường: Xuất hiện tình trạng nhịp tim không đều, bị nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường.
  • Sưng tấy ở chân: Điều này có thể xảy ra khi tim không hoạt động đúng cách, dẫn đến sự tích tụ dịch ở chân.
  • Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, có thể là do tìm hoạt động không đúng cách làm giảm lưu lượng máu đến não.
  • Tình trạng khó ngủ, có thể cảm thấy khó ngủ hoặc bị thức giữa đêm vì tình trạng khó thở hoặc đau thắt ngực.

Nếu xuất hiện các triệu chứng nào bên trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các bệnh mãn tính không lây nhiễm về tim
Các bệnh mãn tính không lây nhiễm về tim

Đột quỵ:

Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi máu không đến được một phần của não, gây tổn thương đến các tế bào ở não. Bệnh này không lây nhiễm và không có tính chất di truyền, thường xảy ra ở những người trưởng thành và người cao tuổi. Nguyên nhân chính của bệnh đột quỵ là do tắc nghẽn hoặc rạn nứt các mạch máu trong não.

Nguyên Nhân

Bệnh đột quỵ có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến, chủ yếu là do tắc nghẽn hoặc rạn nứt các mạch máu bên trong não. Có một số nguyên nhân dẫn đến bệnh này bao gồm:

  • Tắc nghẽn động mạch não: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đột quỵ. Việc tắc nghẽn động mạch não có thể xảy ra khi xơ vữa động mạch tịch tụ trong thành động mạch. Khi máu bị đông cục hoặc khi máu đông từ mạch máu khác di chuyển đến động mạch não, làm tắc nghẽn động mạch não.
  • Rạn nứt động mạch não: Đây là một nguyên nhân hiếm gặp ở người bị bệnh đột quỵ, nhưng nó rất nguy hiểm. Rạn nứt động mạch não có thể xảy ra khi thành động mạch không đủ mạnh để chịu được áp lực máu hoặc có các khối u, tình trạng khác làm tăng áp lực trong não.
  • Ngoài ra, khi bị huyết áp cao, tiểu đường, sử dụng cồn, hút thuốc lá hay các chứng rối loạn tim, bệnh lý tim mạch cũng gây nên tổn thương đến các động mạch, gây xơ vữa dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Triệu Chứng

Triệu chứng của bệnh đột quỵ thường phát hiện đột ngột, một số triệu chứng thường thấy như:

  • Liệt cánh tay hoặc chân một hoặc cả hai bên của cơ thể.
  • Khó nói hoặc hiểu được ngôn ngữ.
  • Bị mất thị lực hoặc khó nhìn rõ. Dễ đau đầu, chóng mặt và bị mất cân bằng.
  • Tê hoặc cảm giác giật mắt, giật cơ.
  • Khó thở, khó nuốt, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Nhịp tim và huyết áp khác thường.

Những triệu chứng này thường xuất hiện đột quỵ và không gây đau nhưng cực kỳ nguy hiểm, cần được chữa trị ngay lập tức. Điều trị sớm và hiệu quả có thể giảm thiểu được tổn thương não và giúp nhanh phục hồi các chức năng của người bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh đột quỵ
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh đột quỵ

Ung thư:

Ung thư là một tình trạng bất thường của các tế bào trong cơ thể, nó phát triển một cách không kiểm soát tạo thành khối u. Bệnh này không lây nhiễm, thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, chế độ ăn uống, môi trường và các tác nhân xung quanh. Một số bệnh ung thư phổ biến hiện nay như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, …

Nguyên Nhân

Các nguyên nhân gây ra ung thư rất phức tạp và đa dạng, một số nguyên chủ yếu gồm:

  • Di truyền: Một số trường hợp bệnh có thể được di truyền từ các thế hệ khác.
  • Hút thuốc lá và thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, đây là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi và ung thư vòm họng.
  • Tiếp xúc với các chất gây ung thư như Asbest, benzen, formaldehyde, những chất này có thể gây nên ung thư.
  • Tia cực tím từ ánh sáng mặt trời có thể gây ung thư da.
  • Không hoạt động thường xuyên, ăn uống không lành mạnh và béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Triệu Chứng

Tùy thuộc vào loại ung thư mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, có một số triệu chứng có thể dễ thấy:

  • Mệt mỏi và bị giảm cân đột ngột.
  • Thay đổi kích thước, màu sắc hoặc hình dạng thành khối u.
  • Đau và khó chịu trong một khu vực cụ thể.
  • Khó thở, tiêu chảy hoặc táo bón lâu dài.
  • Có sự thay đổi trong tình trạng tâm trí hoặc tâm lý, hay trong giọng nói.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh ung thư
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh ung thư

Bệnh phổi:

Bệnh phổi là một bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp, không lây từ người này sang người khác. Những bệnh lý có thể bao gồm như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi, sỏi phổi, …

Nguyên Nhân

Nguyên nhân của bệnh phổi có thể gồm nhiều yếu tố khác nhau, có một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Hút thuốc là: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các bệnh về phổi. Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, khi hít phải khói thuốc đặc biệt trong một thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp.
  • Ô nhiễm không khí: Có nhiều tác nhân gây ô nhiễm như khói bụi, hóa chất, các khí độc có thể dẫn đến các bệnh về phổi.
  • Do di truyền, các bệnh này thường di truyền từ cha mẹ sang con cái.
  • Do tuổi tác, sức khỏe của phổi giảm dần theo thời gian, gây ra các vấn đề về hô hấp

Triệu Chứng

Tùy thuộc vào từng loại bệnh về phổi khác nhau sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chung gồm:

  • Khó thở, đây là triệu chứng phổ biến nhất. Khó thở xuất hiện sau khi vận động, nằm nghiêng hoặc khi thở qua mũi. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể khó thở ngay khi đang trong trạng thái nghỉ ngơi bình thường.
  • Ho có thể xuất hiện liên tục, có thể chỉ trong một thời gian ngắn. Ho có đờm hoặc không đờm, đờm trắng hoặc đờm vàng.
  • Đau và khó chịu ở vùng ngực, có thể bị đau khi bị ho hoặc khó thở.
  • Người bệnh có thể bị sốt ở mức nhẹ hay nặng tùy vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
  • Ngoài ra, còn có một số triệu chứng như giảm cân nhanh, khó ngủ và các triệu chứng khác liên quan đến hô hấp.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh phổi
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh phổi

Tiểu đường:

Tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến, khi đường huyết cao so sự giảm tiết insulin hoặc giảm khả năng của insulin. Tiểu đường được chia thành 2 loại chính:

  • Tiểu đường loại 1: Đây là tiểu đường do hệ miễn dịch bị tấn công và phá hủy tế bào beta trong tụy, gây thiếu hụt insulin. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trẻ, vị thành niên. Các bệnh nhân cần tiêm thêm insulin để điều trị.
  • Tiểu đường loại 2: Đây là loại phổ biến và thường xảy ra với người lớn tuổi, khi cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin. Loại bệnh này có thể điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do sự giảm tiết insulin hoặc suy giảm khả năng insulin, dẫn đến tình trạng đường huyết cao.

Với tiểu đường loại 1, nguyên nhân dẫn đến bệnh là do hệ miễn dịch bị tấn công, và các tế bào beta bị phá hủy, dẫn đến việc làm giảm hoặc ngăn chặn sản xuất insulin. Khi lượng insulin không đủ sẽ không thể kiểm soát được đường trong cơ thể.

Với tiểu đường loại 2, nguyên nhân dẫn đến bệnh là do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, không sản xuất đủ để duy trì mức đường. Điều này có thể do di truyền, chế độ ăn uống không lành mạnh, béo phì, stress, thiếu vận động, huyết áp cao.

Triệu Chứng

Một số triệu chứng thường thấy của người bị tiểu đường như:

  • Thường xuyên cảm thấy đói và khát, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Cảm giác mệt mỏi, khó chịu, bị mất năng lượng. Mắt bị đau, mờ và khó nhìn rõ.
  • Đái đường, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Giảm cân đột ngột mà không rõ lý do.
  • Dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, vết thương lành chậm và thường tái phát.

Nếu có các triệu chứng trên, nên đi khám bác sĩ để đực chẩn đoán và điều trị để bảo vệ sức khỏe của mình.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tiểu đường
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tiểu đường

Rối loạn tâm thần:

Rối loạn tinh thần là một nhóm các rối loạn liên quan đến tâm lý và hành vi con người, đây là bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và khả năng tương tác với xã hội. Các rối loạn tâm thần có thể bao gồm chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần phân liệt, … Bệnh này có thể gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh và gia đình của họ, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do yếu tố di truyền và môi trường xung quanh. Một số yếu tố về di truyền như thay đổi trong gen, hoạt động của hệ thống thần kinh. Ngoài ra, môi trường cũng tác động nghiêm trọng dẫn đến rối loạn như: căng thẳng, trầm cảm, bạo lực, hay lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ma túy, ….

Triệu Chứng

Tùy thuộc vào từng loại rối loạn tâm thần và mức độ nghiêm trọng, sẽ có các triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng thường thấy ở bệnh này là:

  • Thường xuyên thay đổi trong tư duy và hành vi cảm xúc.
  • Cảm thấy sợ hãi, lo lắng và căng thẳng không cần thiết. Bị mất cân bằng cảm xúc.
  • Khó tập trung, tư duy và có những biểu hiện lạ trong hành vi giao tiếp, có những ý tưởng và hành vi mất kiểm soát, như là tự tử, gây tổn thương bản thân.
  • Mất ngủ thường xuyên và ngủ hay bị gián đoạn.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nếu có dấu hiệu trên, cần đưa bệnh nhân đến các chuyên gia tâm lý để được chữa trị.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh rối loạn tâm thần
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh rối loạn tâm thần

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh mãn tính không lây

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh mãn tính không lây nhiễm, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu như:

  • Do di truyền: Một số bệnh có yếu tố di truyền như tiểu đường, tim mạch, hen suyễn.
  • Do môi trường xung quanh: Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như ô nhiễm không khí, đất, nước, các thói quen hút thuốc lá, và tiếp xúc với các chất kích thích, chất độc hại.
  • Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, ít vận động thức khuya, sử dụng chất kích thích gây ra những bệnh mãn tính không lây nhiễm.
  • Tuổi cao, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh này, bởi vì đối với những cơ thể trưởng thành thì khả năng phục hồi kém và bị suy giảm theo thời gian.
  • Stress, căng thẳng, hay tức giận cũng có thể gây các bệnh như tim mạch, tiểu đường, rối loạn tâm lý.

Những nguyên nhân này có thể tác động lẫn nhau và tăng khả năng mắc bệnh mãn tính không lây. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bạn cần có một lối sống thật lành mạnh, ăn uống đủ chất và thường xuyên vận động.

Tạm kết

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh mãn tính không lây, hy vọng bài viết của t4ghcm sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin liên quan