Uống nhiều nước ngọt có gas có hại không

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Nhiều người rất thích uống nước ngọt có gas vì quan niệm đây là thức uống bổ dưỡng, thấy ngon ngọt (có đường, tạo năng lượng), có cảm giác mát lạnh, dễ chịu (vì được ướp lạnh hoặc có đá). Sau khi uống vào một lúc, đôi khi có thể ợ lên vài cái, cảm thấy nhẹ nhõm, nghĩ rằng nước này có tác dụng giúp tiêu hóa dễ dàng đồng thời tạo cảm giác đỡ khát. Thế nhưng, nếu lạm dụng nước ngọt có gas sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

 

Ngon miệng… hại thân!

Trong thành phần cấu tạo của nước ngọt có gas, đường chiếm một tỷ lệ nhất định, giữ vai trò tạo vị dễ uống. Nhưng lượng đường này cung cấp nguồn năng lượng “rỗng”, nghĩa là chỉ cung cấp calori mà không góp phần vào các phản ứng biến dưỡng cũng như không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, uống nhiều nước có ga có thể trở thành nạn nhân của hội chứng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, giảm thiểu nồng độ vitamin A (có thể giảm sút thị lực và khả năng đề kháng của cơ thể) và magiê. Nước ngọt có ga uống còn gây tình trạng no giả tạo. Uống nước này nhiều sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, gây tê liệt làm tiêu hóa không tốt, dễ đau bụng, tiêu chảy.

Đáng ngại nhất là dùng nhiều nước ngọt có ga dễ đưa đến tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là trẻ nhỏ vì lượng đường gia tăng dẫn đến tích tụ thêm mỡ. Đối với những bệnh nhân loét dạ dày và tá tràng uống nhiều nước có ga (nước ngọt hay nước khoáng) thì khí carbonic sẽ làm cho áp lực của dạ dày và ruột tăng thêm, dẫn tới vết loét sâu hơn, gây thủng.

Theo công trình nghiên cứu của Đại học Harvard Mỹ thì trong nước ngọt có acid phosphoric, chất này tạo phản ứng với canci của cơ thể dễ gây cho chị em tình trạng loãng xương. Nguy cơ gãy xương của thiếu nữ chơi thể thao, uống nước giải khát có ga cao hơn 5 lần so với nhóm đối chứng (không uống nước trên).

Các nhà khoa học của bệnh viện Tata Memorial (Mỹ) nói mới đây đã tìm ra bằng chứng về mối đe dọa từ nước uống có ga đối với căn bệnh ung thư thực quản. Theo trưởng nhóm nghiên cứu, là do thức uống này làm cho màng nhầy thực quản bị nhiễm acid, lâu ngày dẫn đến tình trạng thực quản bị viêm nhiễm, tổn thương, ngoài ra nó có kích thích hiện tượng trào ngược dạ dày, tất cả tác động trên dễ dẫn đến ung thư.Tại những quốc gia có mức tiêu thụ loại nước ưa chuộng trên cao hơn 70 lít/người/năm thì có số bệnh nhân ung thư thực quản khá lớn! Còn tạp chí chuyên ngành về nha khoa British Dental Joural (Anh) khẳng định nếu thường xuyên uống nước giải khát có gas sẽ gây sâu răng ở trẻ nhỏ vì những acid hữu cơ có trong công thức làm hại cấu trúc răng.

Theo sách “Ẩm thực bách ký” của Trung Quốc, khuyên có một số điều kỵ khi uống nước ngọt có gas:

Không nên vừa ăn vừa uống nước có gas vì như thế sẽ làm cho thành phần nước quá nhiều trong dạ dày, làm loãng dịch vị, nhất là CO2 sẽ làm ảnh hưởng đến sự sản sinh chất PGI (Pepsinogen), làm suy giảm khả năng tiêu hóa.

Sau khi ăn no, không nên uống nước có gas vì dễ làm thành dạ dày giãn nở to ra, nếu nghiêm trọng có thể nứt dạ dày.

Sau khi uống rượu, không nên uống nước ngọt có gas vì có thể làm tăng tác dụng hấp thu của rượu cồn, gây tổn hại đến gan.

Không nên uống nhiều khi đang đổ nhiều mồ hôi vì nước có ga ướp lạnh sẽ làm cho lỗ chân lông đang nở to, đột nhiên khép kín. Việc ra mồ hôi đột nhiên bị ngừng, làm trở ngại việc phát nhiệt từ trong cơ thể ra ngoài, dễ gây cảm mạo cũng như các chứng bệnh khác.

Thay nước ngọt có gas bằng rau quả tươi

Những loại quả có nhiều vitamin C, caroten và các chất có hoạt tính, vitamin P, các acid hữu cơ (như acid citric, acid tartric, acid malic…) tạo nên vị chua của quả, có tác dụng giải khát và kích thích cơ thể bài xuất dịch tiêu hóa. Hàm lượng vitamin C trong cam, chanh khá cao (40 mg%) và rất ổn định. Lượng caroten trong một số quả cũng khá cao. Từ quả các loại, người ta có thể điều chế xirô và nước giải khát có gas. Do độ chua vốn có và độ đường cao nên xirô cũng có tác dụng giảm khát và tăng cường năng lượng.

Bia là cũng loại nước giải khát được nhiều người hâm mộ. Bia có độ cồn thấp (2-6%), lại có nhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B, có một lượng đáng kể khí carbonic (3gam/lít). Vì thế khi uống bia ta cảm thấy hứng thú, dễ chịu, giảm được cảm giác khát và ngon miệng, nhưng cũng chỉ nên uống vừa phải.

Tiếp đến là rau má. Lượng đạm trong rau má tương đương với rau muống, hàm lượng vitamin có phần cao hơn. Nhiệt lượng do rau má cung cấp cũng cao hơn nhiều rau khác (100 g cho 21 calo). Rau má vẫn được dùng làm vị thuốc nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, trị rôm sẩy… và giải khát. Rau má nên rửa sạch rồi ép lấy nước uống là tốt nhất.đồng, fluor… dưới dạng các hợp chất dễ hòa tan, rất cần cho cơ thể.

Ngoài các loại nước uống, một số thức ăn như nước cháo (có pha thêm 3-4 gam muối trong 1 lít), nước gạo rang, nước đậu xanh, đậu đen, nước rau muống… cũng có tác dụng thanh nhiệt, giảm khát. Rau muống là món ăn thường ngày, có tác dụng giảm khát tốt, lại bổ sung một lượng đáng kể đạm, muối kali và vitamin C.

ThS KS Nguyễn Thị Ngọc Thu (Tổng hợp)

Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM

Rate this post

Tin liên quan